Đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch: Cần thống nhất trong công tác tuyên truyền một số vấn đề

Phùng Nam Trung
 
20-11-2021 13:35:00
 
LCĐT - Những năm qua, cấp ủy đảng, chính quyền các cấp trong tỉnh thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm nhiệm vụ phòng, chống âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và các giá trị truyền thống của đồng bào các dân tộc.

Để góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của ban chỉ đạo 35 từ tỉnh đến cấp huyện về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới, cần thống nhất một số vấn đề sau:

Một là, cần phân biệt giữa phản biện và phản diện.

Để tiếp tục đổi mới, nâng cao năng lực, sức chiến đấu của mình, Đảng ta đã không ngừng phát huy vai trò phản biện xã hội của MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân trước những vấn đề tiêu cực, thói hư, tật xấu của một số cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất. Bản chất của phản biện là phê bình cái xấu, cái tiêu cực và phản ánh đúng sự việc trên nguyên tắc không suy diễn, không bóp méo sự thật, bao gồm cả những góp ý mang tính xây dựng. Ngược lại, phản diện luôn được gắn với biểu hiện tiêu cực trái với lẽ phải, ở đây thực chất là những hành động xuyên tạc, bôi nhọ, vu khống, kích động mà các đối tượng xấu, thế lực thù địch đang sử dụng.

Trong khi đó, các thành phần bất mãn, cơ hội chính trị vẫn đang mượn danh phản biện, đấu tranh với cái xấu, cái tiêu cực, bỏ qua các mặt tích cực, chỉ nhấn mạnh, bôi đen, khoét sâu vào những mặt trái, những hiện tượng để điều khiển người xem, thậm chí đánh lừa cả cán bộ trong lực lượng làm công tác đấu tranh, phản bác. Thực tế cho thấy, có không ít cán bộ, đảng viên bị tác động khi đọc bài viết có nội dung xấu, độc của các thế lực thù địch. Do đó, trong phòng, chống, ngăn chặn sự phát tán của thông tin xấu, độc, chúng ta cần xác định được các quan điểm phản biện mang tính xây dựng, cần biết cách tiếp cận mới, tiến bộ, tránh quy chụp. Từ đó hạn chế kẽ hở để các thế lực chia rẽ nội bộ, đồng thời lôi kéo những cá nhân phản diện gây khó khăn cho công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Hai là, chống tiêu cực để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, không chống tất cả các tiêu cực trong xã hội.

Hiện nay, trên nhiều trang thông tin vẫn thường xuyên chia sẻ, viết bài về nhiều vấn đề liên quan đến các mặt tiêu cực khác trong xã hội, như vấn đề tăng giá khẩu trang trong đại dịch Covid-19, hành động hôi của, hiện tượng chen lấn khi xếp hàng, trộm cắp vặt… Thực chất, các hiện tượng tiêu cực trong xã hội khá đa dạng, biểu hiện ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề, cấp độ khác nhau. Do đó, việc đấu tranh phê phán các hiện tượng này có ý nghĩa xây dựng cộng đồng tích cực nhưng cũng tạo ra những ý kiến trái chiều, mâu thuẫn không cần thiết. Chúng ta cần phân biệt đâu là hiện tượng, cá biệt, vô tình, bột phát, đâu là cái bản chất, phổ biến, cố tình, thường xuyên theo quan điểm biện chứng để có biện pháp ứng phó. Bên cạnh đó, nhiều hiện tượng tiêu cực chỉ là hành động bột phát tại một thời điểm nhất định, nhưng nhiều cá nhân này vẫn rất khí tiết, rất yêu Đảng và tự hào về đất nước.

Do vậy, ban chỉ đạo 35 và cấp ủy đảng các cấp cần có định hướng kỹ hơn cho công tác tuyên truyền hướng trọng tâm vào việc bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Ba là, vận dụng đầy đủ quan điểm lấy “xây” để “chống”

Đây là quan điểm xuyên suốt của Đảng ta trong việc phòng, chống “diễn biến hòa bình”. Bởi, khi Đảng mạnh, dân cường, nước thịnh thì không kẻ thù nào có thể gây khó khăn được. Thực tế nhiều năm qua, chúng ta đã vận dụng đúng quan điểm trên, tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, để đấu tranh với các thế lực phản cách mạng, đòi hỏi chúng ta vận dụng triệt để, linh hoạt hơn quan điểm này.

Trước hết, cần quan tâm hơn nữa đến việc xây dựng “thế trận lòng dân”, tạo ra “sức đề kháng” mạnh mẽ trước âm mưu bôi nhọ, xuyên tạc của các thế lực thù địch. Thực tế vẫn còn một số đảng viên ngại va chạm, ngại phê bình và càng chưa dám đấu tranh với các quan điểm sai trái, thù địch bôi nhọ, nói xấu Đảng, Nhà nước nên chưa thực sự bảo vệ Đảng. Vì vậy, ban chỉ đạo 35 các cấp cần tiếp tục tham mưu cho thường trực cấp ủy đưa ra các chỉ đạo, hướng dẫn, khuyến khích “thấy sai dám đấu tranh”, “thấy đúng dám bảo vệ”, không ngừng bồi dưỡng tinh thần tiên phong cách mạng và tính chiến đấu cho đảng viên.

Việc lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực cần được viết, được tuyên truyền ở mức độ phù hợp, linh hoạt, sát thực tiễn hơn.

Bốn là, đấu tranh phê phán cần đi đôi với thuyết phục, cảm hóa

Thời gian gần đây, nhiều đảng viên, cán bộ của ta có những biểu hiện suy thoái, bị đưa hình ảnh lên các trang mạng xã hội với dấu gạch chéo trên mặt đã gây ra nhiều ý kiến trái chiều. Bởi, dù sai phạm của họ đáng bị phê bình, lên án nhưng đóng góp và ảnh hưởng xã hội của họ còn tương đối lớn, dẫn tới nhiều người chưa đồng tình. Mặt khác, nếu chúng ta thực hiện không khéo, biện pháp không phù hợp sẽ vô tình đẩy họ về phía đối phương. Thiết nghĩ, ban chỉ đạo 35 các cấp cần có định hướng rõ hơn, thực hiện hài hòa biện pháp đấu tranh phản bác đi đôi với việc khuyên nhủ, thuyết phục, cảm hóa họ.

CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG                             

 

 

 

 

 

  

   

          

Video Clip
Công ty CP cấp nước Lào Cai vượt khó để duy trì mục tiêu tăng trưởng giai đoạn 2020 - 2025
Thống kê truy cập
  • Đang online: 2
  • Hôm nay: 100
  • Trong tuần: 3 104
  • Tất cả: 490094
Đăng nhập